Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự và nhan đề trong văn bản nghị luận? Ngữ Văn lớp 11

10:13:1508/08/2024

Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự và nhan đề trong văn bản nghị luận? là câu hỏi được giải đáp qua nội dung bài 2 SGK Ngữ văn lớp 11 chân trời sáng tạo tập 1.

1. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận

Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận.

Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt…

Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản.

2. Nhan đề của văn bản nghị luận.

Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

3. Cách giải thích nghĩa của từ

(Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, Ngữ văn 11, Tập một.)

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

• Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ; chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa nếu có.

- Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Lưu ý: Những từ dùng để giảng giải phải dễ hiểu hơn từ cần giải thích. Khi dùng từ đồng nghĩa để giải thích, có thể nói thêm sự khác biệt về sắc thái nghĩa và cách dùng của những từ ngữ ấy.

Ví dụ: Đẫy đà: to béo, mập mạp.

Bất chợt: chợt (nhưng nghĩa mạnh hơn).

Bất an: không yên ổn

Sơ suất: không cẩn thận

- Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung

Sơn hà: Sơn là núi,  là sông; sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.

[SCRIPG_ADS_IN_READ]

• Khi giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.

Ví dụ: Tấm thảm trải sàn này đẹp quá

Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ "hàng dệt bằng sợi to, thường có hình trang trí, dùng trải lên lối đi, trên sàn nhà"

- Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này.

Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ "lớp lá cây dày phủ trên mặt đất".

Trên đây KhoiA.Vn đã cùng các em trả lời câu hỏi: Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự và nhan đề trong văn bản nghị luận? Ngữ Văn lớp 11. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha