Vần và nhịp trong thơ là gì? là câu hỏi được giải đáp qua nội dung bài 3 SGK Ngữ văn lớp 10 chân trời sáng tạo tập 1.
Vần và nhịp: Là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ.
Vần tạo lên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ. Nhưng nói chung, xét về vị trí xuất hiện, có vần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; vần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B).
Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ. Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt, khoan...
Trên đây KhoiA.Vn đã cùng các em trả lời câu hỏi: Vần và nhịp trong thơ là gì? Ngữ Văn lớp 10. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.