Lưu huỳnh là chất rắn có màu vàng tự nhiên, phân tử gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau thành mạch vòng. Lưu huỳnh không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu,...
Lưu huỳnh (S) vừa thể hiện tính oxi hóa (với các mức oxi hóa: -2, 0, +4, +6) vừa thể hiện tính khử. Tính chất hóa học này thể hiện qua các phản ứng hóa học của Lưu huỳnh đó là: tác dụng với hiđro, tác dụng với kim loại, tác dụng với phi kim, tác dụng với các chất oxi hóa mạnh.
Tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S) thể hiện qua các phản ứng hóa học sau:
• Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
+ Lưu huỳnh tác dụng với Hiđro tạo thành hiđro sunfua
H2 + S H2S
+ Lưu huỳnh tác dụng với kim loại (sắt, kẽm,...) tạo sản phẩm có số oxi hóa thấp của kim loại
Fe + S FeS
Zn + S ZnS
+ Phản ứng tạo Thủy phân sunfua, phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg
Hg + S → HgS
> Lưu ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng như:
+ Muối CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
+ Muối sunfua được chia thành 3 loại:
- Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
- Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS,...
- Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S,...
• Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.
+ Lưu huỳnh tác dụng oxi tạo thành lưu huỳnh đioxit
S + O2 SO2
+ Lưu huỳnh tác dụng Flo tạo lưu huỳnh hexa florua (SF6)
S + 3F2 SF6
+ Lưu huỳnh tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh như axit sunfuric, axit nitric
S + 2H2SO4 (đặc) 3SO2 + 2H2O
S + 4HNO3 (đặc) SO2 + 4NO2 + 2H2O
Trên đây Khối A đã hướng dẫn các em trả lời cho câu hỏi: Tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S)? Hy vọng câu trả lời của KhoiA.Vn giúp ích cho các em. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.