Thông điệp là gì? Phó từ là gì? Ví dụ? Ngữ Văn lớp 7

15:09:5803/08/2024

Thông điệp là gì? Phó từ là gì? Ví dụ? là câu hỏi sẽ được giải đáp qua nội dung bài 1 SGK Ngữ văn lớp 7 chân trời sáng tạo tập 1.

1. Thông điệp là gì? ví dụ?

Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử và văn bản muốn truyền đến người đọc.

* Ví dụ:

Thông điệp nhiều truyện cổ tích muốn truyền đến người đọc là gieo nhân nào gặt quả ấy, ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác.

2. Phó từ là gì? ví dụ?

Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ. Có thể chia phó từ thành 2 nhóm sau:

- Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng,...

* Ví dụ:

Vào những ngay ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người. (Vũ Hùng, Ông Một)

- Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ chẳng hạn: đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm,...

+ Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cần khiến,...

* Ví dụ:

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trong câu văn trên, phó từ đã đứng trước động từ hếch để bổ sung ý nghĩa thời gian cho hành động.

+ Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,...

* Ví dụ:

Tôi tợn lắm. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Phó từ lắm trong câu văn trên đứng sau tính từ tợn để bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ.

Trên đây KhoiA.Vn đã cùng các em trả lời câu hỏi: Thông điệp là gì? Phó từ là gì? Ví dụ? Ngữ Văn lớp 7. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha