Hài kịch là gì? Nhân vật và Hành động trong hài kịch là gì? Xung đột kịch nảy sinh khi nào? là câu hỏi sẽ được giải đáp qua nội dung bài 5 SGK Ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo tập 1.
Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.
Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ...) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng tấn công - phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ, cầu xin – từ chối;
Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cái thấp kém với cái thấp kém... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
Trên đây KhoiA.Vn đã cùng các em trả lời câu hỏi: Hài kịch là gì? Nhân vật và Hành động trong hài kịch là gì? Xung đột kịch nảy sinh khi nào? Ngữ Văn lớp 8. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.