Chèo cổ (chèo sân đình) là gì? Đặc điểm của chèo cổ là gì? là câu hỏi được giải đáp qua nội dung bài 5 SGK Ngữ văn lớp 10 chân trời sáng tạo tập 1.
Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hoà nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện).
Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
Cần phân biệt giữa kịch bản chào và sân khấu chèo: Kịch bản chèo là văn bản văn học, được tiếp nhận thông qua hình thức đọc, bao gồm lòi thoại của nhân vật và một số chỉ dẫn sân khấu căn bản (ví dụ: “hát sắp”, “nói lệch”,...).
[SCRIPG_ADS_GG1]
Sân khấu chèo là sự hiện thực hoá kịch bản chèo thông qua hoạt động trình diễn, được tiếp nhận bằng hình thức xem và nghe.
Đặc điểm của chèo cổ thể hiện qua nhiều yếu tố: đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại,...
Trên đây KhoiA.Vn đã cùng các em trả lời câu hỏi: Chèo cổ (chèo sân đình) là gì? Đặc điểm của chèo cổ là gì? Ngữ Văn lớp 10. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.